Chương 2: Chi phí và phân loại chi phí
- Mục tiêu của Chương: Sau khi hoàn thành chương này, các bạn học viên có thể:
✔ Trình bày được khái niệm về chi phí.
✔ Trình bày được các khái niệm chi phí được phân loại theo chức năng hoạt động.
✔ Áp dụng được kiến thức đó để phân loại các khoản mục chi phí trong đơn vị theo chức năng hoạt động.
* Vui lòng xem các yêu cầu cụ thể đối với từng hoạt động trong các thư mục đính kèm phía dưới. Các bạn nên thực hiện theo thứ tự vì thông thường phải hoàn thành công việc trước mới được thực hiện hoạt động kế tiếp.
Chủ đề 1: Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
Chủ đề này giúp người học hiểu rõ khái niệm chi phí và chi phí trong sản xuất; đồng thời nắm được các khái niệm của chi phí ngoài sản xuất.
Chủ đề 2: Phân loại chi phí theo mối liên hệ với việc ra quyết định
Chủ đề này trình bày các khái niệm chi phí liên quan đến việc ra quyết định và ý nghĩa của chúng trong quá trình ra quyết định, bao gồm chi phí chìm, chi phí chênh lệch, và cuối cùng là chi phí cơ hội.
Chủ đề 3: Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí với mức độ hoạt động.
Chủ đề này giúp người học trình bày được khái niệm biến phí và phân biệt được biến phí đơn vị và tổng biến phí; đồng thời nắm được khái niệm định phí và phân biệt được định phí đơn vị và tổng định phí; cuối cùng là hiểu được khái niệm chi phí hỗn hợp.
Chủ đề 4: Xác định phương trình chi phí hỗn hợp
Chủ đề này giúp người học trình bày được ý nghĩa của việc xác định phương trình chi phí hỗn hợp, nghĩa là người học có thể trả lời được câu hỏi tại sao phải lập phương trình chi phí hỗn hợp? Đồng thời, có thể áp dụng được các phương pháp khác nhau để lập phương trình chi phí hỗn hợp.